Xử lý nước thải chăn nuôi
Xử lý nước thải chăn nuôi
Ngành chăn nuôi ngày càng có xu hướng phát triển khi nhu cầu tiêu dùng của con người tăng cao. Các trang trại lớn nhỏ được xây dựng lên rất nhiều. Đi kèm với đó là việc phát sinh một lượng lớn nước thải chăn nuôi trong quá trình hoạt động. Vậy tại sao cần phải xử lý chất thải trong chăn nuôi, và quá trình xử lý sẽ như thế nào?
Tại sao cần phải xử lý nước thải chăn nuôi?
Nguồn gốc, thành phần nước thải chăn nuôi
Theo QCVN 62 – MT:2016/BTNMT, nước thải chăn nuôi là nước thải xả ra từ quá trình chăn nuôi các loại động vật, bao gồm cả chăn nuôi của hộ gia đình. Thành phần chủ yếu của nước thải chăn nuôi gồm có:
- Các chất hữu cơ (BOD, COD);
- Cặn lơ lửng;
- Các vi sinh vật như virus, vi khuẩn, một phần vi khuẩn không hại;
- Hàm lượng các chất dinh dưỡng (N, P).
Bảng 1: Tính chất nước thải chăn nuôi trước xử lý
STT | Thông số | Đơn vị | Giá trị |
1 | pH | – | 6 – 8 |
2 | BOD5 (20oC) | mg/L | 1.400 – 3.200 |
3 | COD | mg/L | 2.200 – 5.300 |
4 | Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) | mg/L | 1.000 – 3.100 |
5 | Tổng nitơ | mg/L | 200 – 400 |
6 | Coliforms | MPN/100 mL | 104 – 106 |
Tầm quan trọng của việc xử lý nước thải chăn nuôi
Các thành phần trong nước thải chăn nuôi heo, bò,… tuy không có tính chất phức tạp, khó xử lý như nước thải công nghiệp. Tuy nhiên, nếu không được xử lý đúng cách sẽ trở thành mối nguy đối với môi trường và sức khỏe con người. Việc trang bị hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi là trách nhiệm của các chủ trang trại nhằm mang lại các mục đích sau:
- Bảo vệ cảnh quan, hạn chế mùi hôi ảnh hưởng đến trang trại và khu vực xung quanh.
- Việc thu gom và xử lý nước thải đúng cách sẽ hạn chế phát sinh dịch bệnh cho vật nuôi.
- Tránh được các vấn đề pháp lý liên quan đến môi trường khi có cơ quan chức năng kiểm tra.
- Tạo được cái nhìn thiện cảm của trang trại trong mắt khách hàng.
Xem thêm: Xử lý nước thải chăn nuôi heo
Mức xử phạt khi vi phạm quy định về xử lý chất thải chăn nuôi
Căn cứ Điều 30 Nghị định 14/2021/NĐ-CP quy định về xử lý chất thải chăn nuôi trang trại, hành vi vi phạm quy định về xử lý nước thải trong chăn nuôi không đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi cho cây trồng bị xử phạt như sau:
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với chăn nuôi trang trại quy mô nhỏ
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với chăn nuôi trang trại quy mô vừa
- Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với chăn nuôi trang trại quy mô lớn
Bên cạnh đó còn đi kèm với biện pháp khắc phục hậu quả, buộc phải thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và báo cáo kết quả khắc phục trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định.
Quy trình xử lý nước thải chăn nuôi từ WeMe
Hiện tại, WeMe áp dụng 02 công nghệ vào hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi. Để lựa chọn phương án phù hợp, quý khách hàng vui lòng nhắn tin cho chúng tôi hoặc liên hệ trực tiếp qua hotline 0906.653.007 để được tư vấn chi tiết nhất.
Xử lý nước thải chăn nuôi bằng công nghệ SBR
Giới thiệu công nghệ xử lý nước thải SBR
SBR (Sequencing Batch Reactor): bể phản ứng theo mẻ là dạng công trình xử lý nước thải dựa trên phương pháp bùn hoạt tính. Nhưng 2 giai đoạn sục khí và lắng diễn ra gián đoạn trong cùng một kết cấu. SBR là công nghệ dùng để xử lý nước thải chứa chất hữu cơ và nitơ cao. Do đó, đây là công nghệ phù hợp để ứng dụng vào hệ thống xử lý chất thải trong chăn nuôi heo, bò,… Hệ thống hoạt động liên tục bao gồm quá trình bơm nước thải – phản ứng – lắng – hút nước thải ra.
Sơ đồ công nghệ và thuyết minh
Thuyết minh:
Nước thải chăn nuôi từ bể tự hoại được tập trung về bể thu gom và bơm lên bể chứa nước thải. Tại bể chứa nước thải có bố trí bơm chìm để bơm nước thải lên bể xử lý.
Giai đoạn làm đầy nước thải:
Nước thải được bơm liên tục từ bể thu gom vào bể chứa. Trong giai đoạn này sẽ xảy ra quá trình xử lý thiếu khí. Trong bể, nước thải được khuấy trộn thường xuyên để tăng cường hoạt động của vi sinh vật tạo bông và hoạt tính của bông bùn, kìm hãm sự phát triển của các vi sinh vật hình sợi gây vón bùn và nổi bọt. Quá trình loại bỏ C, khử nitrat và loại bỏ P trong nước thải diễn ra trong ngăn này.
Giai đoạn phản ứng:
Bể được sục khí liên tục. Quá trình oxy hóa xảy ra như ở bể aerotank thông thường. Bể này chứa các vi sinh vật hiếu khí có khả năng phân hủy chất hữu cơ. Các vi sinh vật này sử dụng các chất bẩn trong nước thải làm thức ăn và tạo sinh khối. Từ đó làm giảm nồng độ ô nhiễm trong nước thải.
Giai đoạn lắng:
Bể làm việc như bể lắng thứ cấp nhưng ở trạng thái tĩnh. Do đó xảy ra điều kiện thiếu khí và có khả năng khử được nitơ có trong nước thải bằng quá trình khử nitrat. Kết quả của quá trình này là tạo ra 2 lớp trong bể. Lớp nước tách ở trên và phần cặn lắng chính là lớp bùn ở dưới.
Giai đoạn chắt nước:
Phần nước trong sau lắng được đưa ra ngoài nhờ thiết bị chắt nước. Thiết bị này sẽ tự động dừng chắt nước tại mực nước an toàn, không kéo theo bùn lắng ra ngoài.
Giai đoạn xả bùn:
Được thực hiện trong giai đoạn lắng nếu như lượng bùn trong bể quá cao, hoặc diễn ra cùng lúc với quá trình chắt nước. Đây là giai đoạn rất quan trọng trong việc giúp bể hoạt động liên tục.
Khử trùng:
Hóa chất khử trùng được châm trực tiếp vào đường ống trước khi nước thải được xả ra môi trường, đảm bảo chất lượng nước đầu ra đạt chỉ tiêu về vi sinh vật.
Nước sau xử lý đạt tiêu chuẩn xả thải theo QCVN 62-MT:2016/BTNMT và được xả ra nguồn tiếp nhận.
Ưu điểm của công nghệ SBR trong xử lý nước thải chăn nuôi
Việc áp dụng công nghệ SBR vào hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi heo, bò,… của WeMe mang lại nhiều ưu điểm như sau:
- Tiết kiệm diện tích cho trang trại do không cần xây dựng bể lắng 1, lắng 2, điều hòa, aerotank.
- Giảm được chi phí do giảm thiểu nhiều loại công trình, thiết bị so với công nghệ truyền thống. Do đó, các trang trại có quy mô nhỏ vẫn có thể lắp đặt mà không cần lo ngại về vấn đề chi phí.
- Chế độ hoạt động có thể thay đổi theo nước đầu vào nên rất linh động.
Xử lý nước thải chăn nuôi bằng công nghệ MBR
Giới thiệu công nghệ xử lý nước thải MBR
MBR (Membrane Bioreactor) là sự kết hợp giữa quá trình xử lý nước thải bằng vi sinh vật trong bể bùn hoạt tính và màng lọc sợi rỗng. Công nghệ MBR sử dụng các màng lọc đặt ngập trong bể xử lý sinh học hiếu khí. Nước thải được xử lý bởi bùn hoạt tính và bùn này sẽ được giữ lại bởi quá trình lọc qua màng. Vì thế nâng cao hiệu quả xử lý cặn lơ lửng trong nước thải. Hàm lượng cặn lơ lửng bên trong bể sinh học gia tăng nhanh chóng, làm cho khả năng phân huỷ sinh học các chất ô nhiễm trong nước thải đầu vào cũng tăng theo. Hiệu suất xử lý của MBR tính theo COD, BOD đạt khoảng 90 – 95%. Hiệu quả xử lý sinh học tăng 10 – 30% do MLSS tăng 2 – 3 lần so với aerotank truyền thống.
Sơ đồ công nghệ và thuyết minh
Thuyết minh:
- Hố thu gom: nước thải chăn nuôi sau biogas theo đường ống được dẫn về hố thu gom. Trong hố thu gom có lắp bơm chìm để bơm nước thải lên bể điều hòa.
- Bể điều hòa: Được cấp khí liên tục để xáo trộn nước thải, tránh hiện tượng lắng cặn, phân hủy kỵ khí gây mùi hôi. Ngoài ra, bể điều hòa còn có tác dụng giữ cho lưu lượng và nồng độ nước thải luôn ở mức ổn định.
- Bể thiếu khí anoxic: diễn ra quá trình loại bỏ C, chuyển hóa P và khử nitrat. Bể được khuấy trộn thường xuyên nhờ máy thổi khí để tăng cường hoạt động của vi sinh vật tạo bông và kìm hãm sự phát triển của các vi sinh vật hình sợi gây vón bùn.
- Bể hiếu khí aerotank: phân giải chất hữu cơ nhờ vào hoạt động của vi sinh vật hiếu khí. Các vi sinh vật này sử dụng chất bẩn có trong nước thải làm nguồn thức ăn để sinh trưởng, phát triển và tạo sinh khối. Từ đó làm giảm nồng độ ô nhiễm của nước thải.
- Module MBR: cấu tạo gồm các màng lọc tấm phẳng đặt ngập trong bể sinh học hiếu khí. Tại module, cung cấp một lượng vi sinh để tiếp tục thực hiện quá trình xử lý hiếu khí. Các tấm màng MBR bên trong module có tác dụng lọc và giữ lại các chất rắn lơ lửng, bùn, vi sinh vật,… Chỉ có nước sạch được phép đi qua. Tiến hành châm hóa chất trực tiếp vào đường ống dẫn ra nguồn tiếp nhận nhờ bơm định lượng để loại bỏ triệt để các vi khuẩn gây bệnh như Coliform, E.coli,… có trong nước thải. Nước sau xử lý đạt tiêu chuẩn xả thải theo QCVN 62-MT:2016/BTNMT và được xả ra nguồn tiếp nhận.
Ưu điểm của công nghệ MBR trong xử lý nước thải chăn nuôi
MBR là công nghệ tiên tiến, được sử dụng phổ biến hiện nay. Việc áp dụng công nghệ MBR vào hệ thống xử lý nước thải trong chăn nuôi của WeMe mang lại nhiều ưu điểm. Cụ thể như sau:
- Chất lượng nước đầu ra qua màng lọc MBR đạt hiệu quả cao và có thể tái sử dụng cho các hoạt động khác của trang trại như: vệ sinh chuồng trại, tắm cho vật nuôi,…
- Hệ thống vận hành tự động nên không yêu cầu nhân công.
- Dễ quản lý, bảo trì do hệ thống được lắp đặt nổi và có ít công trình đơn vị.
- Thuận lợi khi nâng công suất lên 20% mà không cần gia tăng thể tích bể khi trang trại mở rộng quy mô.
- Tiết kiệm diện tích cho trang trại do không cần xây dựng cụm bể lắng, lọc, khử trùng.
Hiệu quả của quá trình xử lý
Chất lượng nước đầu ra sau khi qua hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi của WeMe cam kết đạt chuẩn theo QCVN 62 – MT:2016/BTNMT.
Bảng 2: Yêu cầu chất lượng nước thải chăn nuôi đầu ra theo QCVN 62 – MT:2016/BTNMT
STT | Thông số | Đơn vị | Giá trị | |
A | B | |||
1 | pH | – | 6 – 9 | 5.5 – 9 |
2 | BOD5 (20oC) | mg/L | 40 | 100 |
3 | COD | mg/L | 100 | 300 |
4 | Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) | mg/L | 50 | 150 |
5 | Tổng nitơ | mg/L | 50 | 150 |
6 | Coliforms | MPN/100 mL | 3.000 | 5.000 |
Quy trình thực hiện dự án của WeMe
Quy trình thực hiện khi có dự án lắp đặt hệ thống xử lý chất thải trong chăn nuôi heo, bò,… của WeMe gồm các bước như sau:
- Thu thập thông tin, khảo sát và tư vấn khách hàng: Thu thập thông tin liên quan về loại hình hoạt động của trang trại, tính chất nguồn thải, yêu cầu về chất lượng nước đầu ra, hiện trạng khó khăn mà khách hàng đang gặp phải, yêu cầu của khách hàng để lên phương án tư vấn, thiết kế.
- Báo giá hạng mục, ký hợp đồng.
- Thiết kế hệ thống: Thiết kế chi tiết các hạng mục thi công.
- Thi công, lắp đặt hệ thống: Vận chuyển máy móc, thiết bị, vật tư đến nơi thi công và tiến hành lắp đặt.
- Vận hành thử nghiệm hệ thống.
- Nghiệm thu công trình, bàn giao cho chủ đầu tư và đào tạo vận hành.
Cam kết của WeMe
WeMe xin cam kết về chất lượng sản phẩm và dịch vụ của chúng tôi. Đến với WeMe, quý khách hàng sẽ được hỗ trợ nhiệt tình bởi đội ngũ tư vấn viên nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực môi trường. Chế độ bảo hành hệ thống của chúng tôi như sau:
- Thời gian bảo hành cho toàn bộ hệ thống xử lý là 12 tháng kể từ ngày nghiệm thu thiết bị đơn động không tải. Trong và sau bảo hành, chủ đầu tư thường xuyên kiểm tra để bảo trì định kỳ hệ thống.
- Bảo trì định kỳ máy móc bao gồm: motor, bơm định lượng hóa chất do chủ đầu tư thực hiện 03 tháng/lần.
- Công nhân vận hành hệ thống phải thường xuyên kiểm tra sự hoạt động ổn định của máy móc, tra dầu mỡ giúp bôi trơn và phát hiện sớm những hư hỏng do điều kiện khách quan (nếu có).
Quý khách hàng quan tâm đến hệ thống xử lý nước thải trong chăn nuôi heo, bò,… của WeMe, vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và báo giá chi tiết nhất. WeMe luôn hân hạnh đồng hành cùng quý khách hàng.
CÔNG TY CỔ PHẦN NĂNG LƯỢNG WEME
Trụ sở chính | : 124/1 Lý Thường Kiệt, Phường 7, Quận Gò Vấp, Tp. Hồ Chí Minh |
Điện thoại | : 0906.653.007 |
: wemecompany@gmail.com | |
Fanpage | : Môi Trường WeMe |
Miền Bắc (Chuyên viên tư vấn) | : 0845.653.007 |
Miền Trung (Chuyên viên tư vấn) | : 0847.653.007 |
Miền Nam (Chuyên viên tư vấn) | : 0824.653.007 |