So sánh Đánh giá tác động môi trường với Kế hoạch bảo vệ môi trường

Ở bài viết này, chúng tôi sẽ so sánh Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) với Kế hoạch bảo vệ môi trường (KHBVMT) về khái niệm, thời điểm thực hiện, các nội dung cần có và một số thông tin liên quan khác. Mục đích là nhằm giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về hai loại hồ sơ trên để áp dụng cho dự án của mình.

Khái niệm Đánh giá tác động môi trường và Kế hoạch bảo vệ môi trường

Theo Luật Bảo vệ môi trường 2020, Đánh giá tác động môi trường là quá trình phân tích, đánh giá, nhận dạng, dự báo tác động đến môi trường của dự án đầu tư và đưa ra biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường.

Xem thêm tại: ĐTM – Đánh giá tác động môi trường

Kế hoạch bảo vệ môi trường là thuật ngữ thay thế cho Cam kết bảo vệ môi trường (theo Luật Môi trường 2005). Đây sẽ được xem như một văn bản cam kết của doanh nghiệp với cơ quan quản lý môi trường về dự báo các tác động đến môi trường của dự án trong giai đoạn thực hiện và hoạt động. Từ đó, doanh nghiệp đưa ra đề xuất các giải pháp thích hợp để bảo vệ môi trường trong từng giai đoạn thực hiện cũng như thi công các công trình.

So sánh Đánh giá tác động môi trường với Kế hoạch bảo vệ môi trường

Thời điểm thực hiện hồ sơ

Việc lập báo cáo Đánh giá tác động môi trườngKế hoạch bảo vệ môi trường đều thực hiện chỉ một lần duy nhất tại thời điểm trước khi các dự án đi vào hoạt động (nếu như không có sự thay đổi về quy mô hoặc mức độ gây ô nhiễm gia tăng). Đây đều là những hồ sơ pháp lý mà các cơ sở sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần phải thực hiện đúng với quy định.

Mục đích của việc lập hai loại hồ sơ trên

Mặc dù phương thức thực hiện, nội dung cũng như các đối tượng của Đánh giá tác động môi trườngKế hoạch bảo vệ môi trường khác nhau nhiều mặt, nhưng đều có chung mục đích:

  • Dự báo, phân tích và đánh giá các tác nhân gây ô nhiễm môi trường từ các dự án và đề ra phương án bảo vệ môi trường;
  • Làm cơ sở để xử phạt các hành vi vi phạm;
  • Hợp thức hóa quá trình hoạt động của các doanh nghiệp;
  • Là tiền đề để các dự án phát triển mà không phải lo ngại về vấn đề quy định pháp luật môi trường.

Đối tượng thực hiện

Các đối tượng phải thực hiện Đánh giá tác động môi trường cũng như Kế hoạch bảo vệ môi trường được quy định cụ thể tại Phụ lục II, Nghị định 40/2019/NĐ – CP.

Đối tượng phải lập Đánh giá tác động môi trường và Kế hoạch bảo vệ môi trường
Đối tượng phải lập hồ sơ môi trường

Nội dung của Đánh giá tác động môi trường và Kế hoạch bảo vệ môi trường

Đối với đánh giá tác động môi trường

  • Xuất xứ của dự án đầu tư, các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư, căn cứ pháp lý, kỹ thuật, phương pháp đánh giá tác động môi trường và phương pháp sử dụng.
  • Sự phù hợp với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia.
  • Đánh giá việc lựa chọn công nghệ, hạng mục công trình và hoạt động gây ô nhiễm đến môi trường.
  • Đánh giá hiện trạng môi trường: kinh tế – xã hội, đa dạng sinh học. Nhận dạng các đối tượng bị tác động, yếu tố nhạy cảm về môi trường, thuyết minh sự phù hợp của địa điểm lựa chọn thực hiện dự án đầu tư.
  • Nhận dạng, đánh giá, dự báo dự án đầu tư đến môi trường.
  • Công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải.
  • Biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường, phương án cải tạo, phục hồi môi trường, phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường…
  • Kết quả tham vấn.
  • Kết luận, kiến nghị và cam kết của chủ dự án đầu tư.

Đối với Kế hoạch bảo vệ môi trường

  • Địa điểm thực hiện.
  • Loại hình, công nghệ và quy mô sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
  • Nguyên liệu, nhiên liệu sử dụng.
  • Dự báo các loại chất thải phát sinh, tác động khác đến môi trường.
  • Biện pháp xử lý chất thải và giảm thiểu tác động xấu đến môi trường.
  • Tổ chức thực hiện các biện pháp kế hoạch bảo vệ môi trường.

Phê duyệt Đánh giá tác động môi trường và Kế hoạch bảo vệ môi trường

Hồ sơ phê duyệt

Hồ sơ xin phê duyệt Đánh giá tác động môi trường và Kế hoạch bảo vệ môi trường
So sánh Đánh giá tác động môi trường và Kế hoạch bảo vệ môi trường về nội dung hồ sơ

Các cơ quan phê duyệt

Cơ quan phê duyệt Đánh giá tác động môi trường và Kế hoạch bảo vệ môi trường
Cơ quan phê duyệt ĐTM và KHBVMT

Thời gian phê duyệt hồ sơ

Đối với Đánh giá tác động môi trường

Theo quy định của pháp luật hiện hành và thủ tục hành chính quốc gia, trong thời hạn 55 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ của chủ dự án, cơ quan chức năng buộc phải hoàn thiện quá trình thẩm định, phê duyệt báo cáo Đánh giá tác động môi trường. Nếu trong vòng 24 tháng kể từ ngày đăng ký phê duyệt nhưng không triển khai hoạt động dự án hoặc thay đổi quy mô, tăng công suất dự án thì chủ dự án cần phải đăng ký lại hồ sơ.

Đối với Kế hoạch bảo vệ môi trường

Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ đăng ký KHBVMT, cơ quan có thẩm quyền quy định tại Khoản 1 Điều 19 Nghị định 40/2019/NĐ-CP có trách nhiệm xem xét, xác nhận đăng ký theo Mẫu số 3 Phụ lục VII Mục lục I. Trường hợp chưa xác nhận phải có thông báo bằng 1 văn bản và nêu rõ lý do (trong đó nêu tất cả các nội dung cần phải bổ sung, hoàn thiện một lần) theo Mẫu số 4 Phụ lục VII Mục lục I.

WeMe – Đơn vị chuyên tư vấn thực hiện các loại hồ sơ môi trường

Do tính phức tạp nên các hầu hết các doanh nghiệp đều cần sự hỗ trợ của đơn vị tư vấn có chuyên môn trong việc lập các loại hồ sơ môi trường nêu trên. Công ty Cổ phần Năng Lượng WeMe tự hào với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực môi trường chắc chắn sẽ là người bạn đồng hành đáng tin cậy để giải quyết vấn đề liên quan đến các loại hồ sơ môi trường cho quý doanh nghiệp như:

  • Báo cáo Đánh giá tác động môi trường;
  • Kế hoạch bảo vệ môi trường;
  • Giấy phép xả thải;
  • Quan trắc định kỳ;

Công ty Cổ phần Năng Lượng WeMe

Quý doanh nghiệp nếu quan tâm đến vấn đề này hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, vui lòng để lại thông tin liên hệ TẠI ĐÂY. WeMe sẽ liên hệ lại sớm nhất có thể để tư vấn và giải đáp tất cả các thắc mắc. WeMe xin cam kết:

  • Luôn đưa ra các phương pháp thiết thực và an toàn để hỗ trợ tốt nhất cho các doanh nghiệp;
  • Thời gian hoàn thành nhanh chóng, đúng quy trình, tiến độ đề ra;
  • Chất lượng kết quả đúng theo quy định của pháp luật;
  • Sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ giải quyết các vấn đề của các doanh nghiệp 24/7.

WeMe luôn mong muốn tìm kiếm khách hàng trên khắp cả nước. Được đồng hành cùng quý khách hàng chính là niềm tự hào cho WeMe chúng tôi.

CÔNG TY CỔ PHẦN NĂNG LƯỢNG WEME

Trụ sở chính : 124/1 Lý Thường Kiệt, Phường 7, Quận Gò Vấp, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại : 0906.653.007
Email : wemecompany@gmail.com
Fanpage : Môi Trường WeMe
Chuyên viên tư vấn : 0906.653.007
0906653007