Chi tiết sản phẩm
Xử Lý Nước Thải Chế Biến Trái Cây Đóng Hộp
Quy trình chế biến trái cây đóng hộp
Hiện nay trên thị trường trái cây đóng hộp rất phổ biến với chúng ta, sản phẩm có thể sử dụng kéo dài đến vài tháng. Và để có được thành phẩm thì sẽ trải qua quy trình sản xuất trái cây đóng hộp, mà trong quy trình đó đó sẽ phát sinh nước thải. Quy trình gồm nhiều công đoạn như sau:
- Lựa chọn và phân loại trái cây: Chọn trái cây tươi, chín đều và không hỏng. Trái cây sau đó được phân loại dựa trên kích cỡ và chất lượng.
- Sơ chế và chuẩn bị: Bao gồm việc rửa sạch, gọt vỏ, cắt bỏ phần không ăn được, và cắt trái cây thành hình dạng mong muốn. Xử lý nước thải chế biến trái cây
- Ngâm, xử lý nhiệt: Giúp trái cây hạn chế mùi, hạn chế màu sắc không thích hợp, làm giảm giá trị của sản phẩm
- Đóng hộp: Trái cây được đặt trong hộp cùng với dung dịch đường, nước trái cây hoặc dung dịch bảo quản khác.
- Tiệt trùng: Hộp trái cây được tiệt trùng để tiêu diệt vi khuẩn, từ đó gia tăng thời hạn sử dụng của sản phẩm.
- Làm mát và đóng gói: Sau quá trình tiệt trùng, sản phẩm được làm mát và đóng gói cuối cùng.
- Kiểm tra chất lượng và bảo quản: Kiểm tra đảm bảo sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng trước khi phân phối và bảo quản trong điều kiện thích hợp.
Đặc trưng và tính chất của nước thải chế biến trái cây
- Cao về hàm lượng hữu cơ: Nước thải thường chứa nhiều chất hữu cơ từ nguyên liệu trái cây như đường, axit hữu cơ, và chất xơ. Điều này dẫn đến chỉ số BOD (Nhu cầu oxy Sinh học) và COD (Nhu cầu oxy Hóa học) cao.
- Chứa đường và axit: Do chứa đường và các loại axit tự nhiên từ trái cây, nước thải có thể có độ pH thấp (axit) và độ mặn cao.
- Màu và mùi: Nước thải có thể chứa màu từ trái cây và mùi đặc trưng, đặc biệt là khi chế biến các loại trái cây có màu sắc mạnh như mận, dâu, việt quất.
- Chất lơ lửng và tạp chất: Nước thải có thể chứa các chất lơ lửng từ bã trái cây, phụ gia, và chất bảo quản sử dụng trong quá trình chế biến.
- Nhiệt độ cao: Trong một số trường hợp, nước thải có thể có nhiệt độ cao do quá trình chế biến nhiệt.
- Có thể gây ô nhiễm: Do hàm lượng chất hữu cơ cao, nước thải này nếu không được xử lý đúng cách có thể gây ô nhiễm cho nguồn nước.
Do hàm lượng BOD và COD trong nước thải cao, dẫn đến rất dễ gây ô nhiễm cho nguồn nước. Ngoài ra nếu không xử lý nước thải chế biến trái cây trước khi thải ra môi trường, thì khả năng doanh nghiệp bị phạt rất là cao, thậm chí có thể bị đình chỉ hoạt động, bắt buộc khắc phục sự cố gây ra. Xử lý nước thải chế biến trái cây
Quý khách hàng có thể tham khảo mức phạt nước thải tại đây: https://www.weme.com.vn/tra-nhanh-muc-phat-nuoc-thai/
Công nghệ xử lý nước thải chế biến trái cây của WeMe
Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải chế biến trái cây
Thuyết minh công nghệ xử lý nước thải chế biến trái cây
Bể thu gom
Nước thải chế biến trái cây sẽ được tập trung về bể thu gom. Tại đây sẽ được bố trí một bơm nhúng chìm để bơm nước thải lên bể điều hoà. Rác và các chất rắn lơ lửng cũng sẽ được ngăn chặn lại tại bể này
Bể điều hòa
Có nhiệm vụ cân bằng lưu lượng và nồng độ. Tại đây không khí được cấp vào nhằm khuấy trộn nước thải, tránh sự phân hủy kỵ khí gây mùi hôi. Nước thải từ Bể điều hòa sẽ được 1 bơm nước thải nhúng chìm bơm qua bể xử lý kỵ khí.
Bể kỵ khí
Nước thải cho vào bể kỵ khí nhằm phân hủy các chất hữu cơ hòa tan, các chất keo bằng hệ vi sinh vật kỵ khí để giảm COD, BOD có trong nước thải. Trong quá trình phát triển sinh trưởng, các vi sinh vật kỵ khí sẽ sử dụng các chất hữu cơ hòa tan, phân hủy thành các loại chất khí. Các khí sinh ra trong quá trình phân hủy kỵ khí bao gồm: CO2, H2S, CH4. Tại đây, nước thải sẽ tự chảy về bể SBR.
Bể SBR
Hệ thống hoạt động liên tục bao gồm quá trình: Làm đầy nước thải -> phản ứng -> Lắng -> Chắt nước -> xả bùn hoạt tính.
Giai đoạn 1:
Làm đầy nước thải: Nước thải từ kỵ khí qua SBR.
Giai đoạn 2:
Phản ứng: Ở giai đoạn này bể được sục khí liên tục (van ở ống cấp khí luôn mở. Trong giai đoạn này cần tiến hành thí nghiệm để kiểm soát các thông số đầu vào như: DO, BOD, COD, N, P, cường độ sục khí, nhiệt độ, pH… để có thể tạo bông bùn hoạt tính hiệu quả cho quá trình lắng sau này. Quá trình oxy hóa sinh hóa xảy ra như ở bể Aeroten thông thường. Bể này chứa các vi khuẩn hiếu khí có khả năng phân hủy chất hữu cơ, các vi khuẩn được cung cấp đủ lượng oxy cần thiết cho quá trình phân hủy hiếu khí bằng các thiết bị sục khí.
Giai đoạn 3:
Lắng: Ở trong công nghệ xử lý nước thải SBR giai đoạn này bể làm việc như bể lắng thứ cấp (bể lắng đợt 2) nhưng ở trạng thái tĩnh do đó xảy ra điều kiện thiếu khí và có khả năng khử được nitơ có trong nước thải bằng quá trình khử nitrat.
Giai đoạn 4:
Chắt nước: Phần nước trong sau khi lắng được chắt nước ra (lấy nước ra) nhờ thiết bị thu nước và thiết bị này sẽ tự động dừng chắt nước ở tại mực nước an toàn không lôi kéo bùn lắng theo. Phần nước thu được sẽ được bơm hút bơm lên bồn lọc cát.
Giai đoạn 5:
Xả bùn: Thực hiện xả bùn hoạt tính nhưng giữ lại một phần bùn trong bể như lượng bùn hoàn lưu trong bể Aerotank truyền thống. Các van nước và khí đều đóng và chu kỳ (mẻ) mới sẽ được bắt đầu.
Cột lọc
có chức năng loại bỏ các cặn lơ lửng còn lại lẫn trong nước thải.
Nước thải vẫn còn tồn tại một lượng vi sinh vật gây bệnh, để xử lý triệt để tiến hành châm thêm hóa chất khử trùng trên đường ống trước khi xả thải ra môi trường. Nước sau xử lý đạt tiêu chuẩn xả thải theo QCVN 40:2011/BTNMT cột A.
Bể chứa bùn
Bùn dư từ bể lắng được bơm về bể chứa bùn. Phần bùn được thu gom định kỳ bằng dịch vụ hút bùn đô thị. Phần nước tách ra từ bể chứa bùn sẽ được tuần hoàn về bể điều hòa.
Ưu điểm của công nghệ SBR trong xử lý nước thải chế biến trái cây
Để đảm bảo đáp ứng được nhu cầu của quý khách hàng, WeMe sử dụng công nghệ SBR với các ưu điểm như sau:
- Các giai đoạn xử lý của công nghệ SBR diễn ra trong cùng một bể. Do đó, không cần xây dựng các bể lắng 1, anoxic, aerotank, lắng 2, như công nghệ truyền thống. Điều này giúp tiết kiệm một khoản chi phí khá lớn cho việc xây dựng bể.
- Tiết kiệm chi phí đầu tư, phù hợp với nhu cầu của quý khách hàng
- Tiết kiệm chi phí vận hành
- Kết quả nước đầu ra đảm bảo đạt tiêu chuẩn
- Chế độ hoạt động có thể thay đổi theo nước đầu vào nên rất linh động.
Dịch vụ xử lý nước thải chế biến trái cây của WeMe.
Chế độ bảo hành
- Thời gian bảo hành cho toàn bộ hệ thống xử lý là 12 tháng kể từ ngày nghiệm thu thiết bị đơn động không tải. xử lý nước thải sinh hoạt
- Trong và sau bảo hành, chủ đầu tư thường xuyên kiểm tra để bảo trì định kỳ hệ thống
- Bảo trì định kỳ máy móc bao gồm: motor, bơm định lượng hóa chất, do chủ đầu tư thực hiện 03 tháng/lần.
- Công nhân vận hành hệ thống phải thường xuyên kiểm tra sự hoạt động ổn định của máy móc, tra dầu mỡ giúp bôi trơn và phát hiện sớm những hư hỏng do điều kiện khách quan(nếu có).
Dịch vụ xử lý nước thải của WeMe
Với đội ngũ chuyên viên hoạt động hơn 10 năm trong lĩnh vực xử lý nước thải, luôn tận tâm, nhiệt tình, hỗ trợ quý khách hàng online 24/7. Quý khách hàng có nhu cầu về thi công lắp đặt hệ thống xử lý nước thải chế biến trái cây, hãy liên hệ ngay 0906.653.007 để biết thêm chi tiết về dịch vụ xử lý nước thải của WeMe nhé.
CÔNG TY CỔ PHẦN NĂNG LƯỢNG WEME
Trụ sở chính | : 124/1 Lý Thường Kiệt, Phường 7, Quận Gò Vấp, Tp. Hồ Chí Minh |
Điện thoại | : 0906.653.007 |
: wemecompany@gmail.com | |
Fanpage | : Môi Trường WeMe |
Miền Bắc (Chuyên viên tư vấn) | : 0845.653.007 |
Miền Trung (Chuyên viên tư vấn) | : 0847.653.007 |
Miền Nam (Chuyên viên tư vấn) | : 0824.653.007 |