Kế hoạch bảo vệ môi trường

Song song với việc phát triển kinh tế – xã hội là các vấn đề liên quan đến môi trường. Môi trường ô nhiễm sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và làm giảm chất lượng sống của con người. Do đó, để đảm bảo sự phát triển bền vững, Nhà nước đã đưa ra các biện pháp nhằm để kiểm soát các tác động qua lại này. Và Luật Môi Trường, các đơn vị chức năng và các thủ tục môi trường chính là công cụ hỗ trợ quản lý. Dưới đây, WeMe xin giới thiệu một trong những loại hồ sơ môi trường mà các doanh nghiệp cần phải thực hiện, được quy định theo Luật Môi Trường, đó là Kế hoạch bảo vệ môi trường. 

Công ty Cổ phần Năng Lượng WeMe

Giới thiệu chung về Kế hoạch bảo vệ môi trường

Kế hoạch bảo vệ môi trường là gì?

Kế hoạch bảo vệ môi trường (KHBVMT) là tên gọi mới theo Luật Môi Trường 2014 (áp dụng từ ngày 01/01/2015), được thay thế cho Cam kết bảo vệ môi trường trong Luật Môi Trường 2005.

Đây là một trong những loại hồ sơ môi trường mà pháp luật quy định các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất phải thực hiện nhằm đảm bảo việc hạn chế, giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại nơi sản xuất. Từ đó đề ra các phương án, lên kế hoạch bảo vệ môi trường trước, trong và sau khi sản xuất. Bên cạnh đó sẽ giúp cho các cơ quan có thẩm quyền có thể dự báo, kiểm tra và xử lý kịp thời những dự án có xu hướng gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Đối với mỗi doanh nghiệp, cơ sở sản xuất ở giai đoạn chưa đi vào hoạt động sẽ có 03 trường hợp doanh nghiệp có thể gặp:

Và từng doanh nghiệp, cơ sở sản xuất sẽ đều có một loại hồ sơ môi trường khác nhau tùy vào mức độ phát thải cũng như quy mô kinh doanh.
Kế hoạch bảo vệ môi trường được lập trước khi thực hiện dự án và chỉ lập một lần nếu không có sự thay đổi về quy mô.

Nội dung của Kế hoạch bảo vệ môi trường là gì?

Đối với dự án được mới

Phần thuyết minh có các nội dung quy định tại Điều 30 Môi Trường và phần thiết kế cơ sở hoặc bản vẽ thi công (trong trường hợp dự án chỉ yêu cầu thiết kế một bước) đối với công trình xử lý chất thải (đối với trường hợp phải xây lắp công trình xử lý chất thải theo quy định) theo quy định của pháp luật về xây dựng, có phương án phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường trong quá trình thi công xây dựng và khi dự án đi vào vận hành, đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường theo quy định.

Đối với dự án mở rộng, tăng quy mô

Đối với dự án, phương án mở rộng quy mô, năng công suất của cơ sở đang hoạt động, việc lập Kế hoạch bảo vệ môi trường phải có nội dung đánh giá về tình hình hoạt động và thực hiện công tác bảo vệ môi trường của cơ sở cũ, đánh giá tổng hợp tác động môi trường của cơ sở cũ và dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ mở rộng, nâng công suất mới.

Đối tượng cần lập Kế hoạch bảo vệ môi trường

Các đối tượng cần phải lập Kế hoạch bảo vệ môi trường gồm có: 

  • Dự án đầu tư mới hoặc các dự án đầu tư mở rộng quy mô, nâng công suất có tổng quy mô, công suất của cơ sở đang hoạt động và phần đầu tư mới thuộc đối tượng quy định tại cột 5 Phụ lục II, Mục I, Nghị định số 40/2019/NĐ-CP.
  • Dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc dự án, phương án đầu tư mở rộng quy mô, công suất các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, có phát sinh (trừ các dự án quy định tại Cột 3 Phụ lục II).
    Đối tượng cần phải lập Kế hoạch bảo vệ môi trường

Các đối tượng không thuộc quy định tại khoản 1,Điều 18 được miễn thực hiện đăng ký Kế hoạch bảo vệ môi trường. Việc quản lý, xử lý chất thải và các nghĩa vụ khác về bảo vệ môi trường được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Tại sao phải lập Kế hoạch bảo vệ môi trường?

Lợi ích đối với môi trường, cơ quan quản lý

  • Thực hiện các chính sách của nhà nước về việc phát triển kinh tế – xã hội đi đôi với bảo vệ môi trường.
  • Đánh giá, dự báo trước các tác động của dự án đến môi trường. Từ đó có các biện pháp nhằm hạn chế,  xử lý các tác động xấu đến môi trường, thực hiện công tác bảo vệ môi trường.
  • Hợp thức hóa quá trình hoạt động của doanh nghiệp.

Lợi ích đối với doanh nghiệp

  • Có cái nhìn tổng quan về các công tác, công trình phục vụ bảo vệ môi trường theo quy định mà dự án cần thực hiện. Từ đó làm cơ sở thực hiện nhất quán và hợp lý, tránh gây lãng phí, mất thời gian và không đúng quy định.

Thời điểm cần lập Kế hoạch bảo vệ môi trường

Đa phần, việc lập Kế hoạch bảo vệ môi trường theo quy định sẽ được thiết lập khi các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đang còn là dự án và chưa đi vào hoạt động.

Thời điểm lập Kế hoạch bảo vệ môi trường

Khi nào cần phải đăng ký lại Kế hoạch bảo vệ môi trường

  • Thay đổi địa điểm thực hiện dự án, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ so với phương án trong đăng ký Kế hoạch bảo vệ môi trường đã được xác nhận.
  • Đối với dự án đầu tư xây dựng công trình, việc không triển khai thực hiện dự án, phương án quy định tại Điểm b, Khoản 4, Điều 33 Luật Môi Trường là việc của chủ dự án, chủ cơ sở không triển khai hạng mục nào trong giai đoạn thực hiện dự án, phương án theo quy định pháp luật.
  • Việc đăng ký lại, trách nhiệm và thời hạn xác nhận đăng ký lại KHBVMT thực hiện theo quy định tại Điều 18 và Điều 19 của Nghị định số 40/2019/NĐ-CP.
  • Trường hợp thay đổi chủ dự án, chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, thì chủ dự án mới có trách nhiệm tiếp tục thực hiện KHBVMT đã được xác nhận đăng ký và thông báo cho cơ quan đã xác nhận KHBVMT biết việc thay đổi.

Những quy định xử phạt các hành vi vi phạm Kế hoạch bảo vệ môi trường

Theo Khoản 1, 2, 3, 4 Điều 8, Nghị định 155/2016/NĐ-CP, hành vi vi phạm việc đăng ký Kế hoạch bảo vệ môi trường có thể bị xử phạt như sau: 

  • Do Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Phòng đăng ký kinh doanh cấp huyện cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh bị xử phạt cảnh cáo đến phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
  • Thuộc thẩm quyền xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp huyện và không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 8 bị phạt tiền 1.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng.
  • Thuộc thẩm quyền xác nhận của Sở Tài nguyên và Môi trường bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.
  • Thuộc thẩm quyền xác nhận của bộ, cơ quan ngang bộ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
  • Hình thức xử phạt bổ sung về các vi phạm: Đình chỉ hoạt động gây ô nhiễm môi trường của cơ sở từ 01 tháng đến 09 tháng tùy vào từng trường hợp vi phạm quy định tại Điều 8.

Các bước lập Kế hoạch bảo vệ môi trường

Các thủ tục hồ sơ cần thiết 

Hồ sơ cần thiết để đăng ký Kế hoạch bảo vệ môi trường
Các thủ tục hồ sơ cần thiết để lập Kế hoạch bảo vệ môi trường

Nơi xác nhận đăng ký Kế hoạch bảo vệ môi trường

Theo Khoản 12, Điều 1, Nghị định 40/2019/NĐ-CP quy định:

  • Cơ quan chuyên môn có thẩm quyền về bảo vệ môi trường cấp tỉnh:

Các dự án thuộc đối tượng phải xác nhận KHBVMT quy.định tại cột 4 Phụ lục II, thuộc Danh mục các loại hình sản xuất công nghiệp có nguy cơ ô nhiễm môi trường cao quy định tại phụ lục IIa.

Các dự án theo Khoản 11, Điều 1, Nghị định 40/2019/NĐ-CP trừ các dự án quy định tại cột 3 Phụ lục II.

Dự án có hạng mục với quy mô, công suất tương đương hoặc tính chất tương tự các dự án tại các mục 1 và 2 Phụ lục IV.

Dự án thực hiện trên địa bản từ 2 huyện trở lên.

  • Ủy ban nhân dân Cấp huyện xác nhận đăng ký đối với các đối tượng quy định tại Khoản 11, Điều 1, Nghị định 40/2019/NĐ-CP.
  • Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế (nếu được ủy quyền).

Thời gian giải quyết hồ sơ 

Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày hồ sơ đăng ký KHBVMT, cơ quan có thẩm quyền quy định tại Khoản 1, Điều 19, Nghị định 40/2019/NĐ-CP có trách nhiệm xem xét, xác nhận đăng ký Kế hoạch bảo vệ môi trường theo mẫu số  3 Phụ lục VII, Mục lục I.

Trường hợp chưa xác nhận phải có thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do (trong đó nêu tất cả các nội dung cần phải bổ sung, hoàn thiện một lần) theo mẫu số 4 Phụ lục VII, Mục lục I.

Trách nhiệm của cơ quan xác nhận Kế hoạch bảo vệ môi trường

  • Kiểm tra việc tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường theo KHBVMT đã được xác nhận.
  • Tiếp nhận và xử lý kiến nghị về bảo vệ môi trường của chủ dự án, chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và tổ chức, cá nhân liên quan đến dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
  • Phối hợp với chủ đầu tư dự án, chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan xử lý sự cố môi trường xảy ra trong quá trình thực hiện dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

Công ty Cổ phần Năng Lượng WeMe

Giới thiệu năng lực của WeMe

Công ty Cổ phần Năng Lượng WeMe tự hào với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực môi trường chắc chắn sẽ là người bạn đồng hành đáng tin cậy để giải quyết các vấn đề về nước thải với những máy móc và công nghệ tiên tiến để giảm bớt gánh nặng về chi phí nhưng vẫn đảm bảo chất lượng đầu ra cho khách hàng.

Chúng tôi là nhà tư vấn quản lý môi trường chuyên nghiệp, với sự am hiểu sâu sắc về Luật Môi Trường sẽ mang đến cho quý khách hàng những tư vấn hữu ích trong các các vấn đề:

  • Lập báo cáo Đánh giá tác động môi trường (ĐTM),
  • Lập Kế hoạch bảo vệ môi trường;
  • Lập đề án bảo vệ môi trường;
  • Giám sát môi trường định kỳ;

Cam kết của WeMe

  • Luôn đưa ra các giải pháp hỗ trợ tốt nhất cho doanh nghiệp;
  • Theo sát các trang thiết bị để được vận hành một cách tối ưu nhất mang lại hiệu quả có năng suất cao;
  • Thời gian hoàn thành nhanh chóng, đúng quy trình, tiến độ đưa ra;
  • Chất lượng kết quả hoàn thành đúng theo quy định của pháp luật;
  • Sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ giải quyết các vấn đề 24/7 của doanh nghiệp;
  • Đội ngũ nhân viên của WeMe có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề và luôn sẵn sàng phục vụ khách hàng với tốc độ nhanh nhất.

Công ty Cổ Phần Năng Lượng WeMe

Nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ ngay với chuyên viên của WeMe để được tư vấn, hỗ trợ kịp thời và nhận báo giá sản phẩm. Được đồng hành cùng quý khách hàng chính là niềm tự hào của WeMe chúng tôi. 

CÔNG TY CỔ PHẦN NĂNG LƯỢNG WEME

Trụ sở chính : 124/1 Lý Thường Kiệt, Phường 7, Quận Gò Vấp, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại : 0906.653.007
Email : wemecompany@gmail.com
Fanpage : Môi Trường WeMe
Chuyên viên tư vấn : 0906.653.007
0906653007