Hồ sơ đấu nối thoát nước thải
- Giới thiệu chung về thỏa thuận đấu nối thoát nước thải
- Mục đích của việc lập hồ sơ đấu nối thoát nước thải
- Quy trình thực hiện hồ sơ đấu nối thoát nước thải
- Thành phần hồ sơ đấu nối thoát nước thải
- Thời hạn hồ sơ đấu nối thoát nước thải được giải quyết
- Các cơ quan cấp phép và giám sát thực hiện hồ sơ
- Căn cứ pháp lý về hồ sơ
- Dịch vụ hỗ trợ, tư vấn về hồ sơ
Giới thiệu chung về thỏa thuận đấu nối thoát nước thải
Đấu nối thoát nước thải là gì?
Việc đấu nối thoát nước thải đã được quy định cụ thể tại Điều 30 Nghị định 80/2014/NĐ-CP về thoát nước và xử lý nước thải.
Theo đó, việc đấu nối hệ thống thoát nước phải đảm bảo:
- Nước thải được thu gom và xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật theo quy định trước khi xả ra môi trường;
- Hạn chế đến mức thấp nhất lượng nước thải thấm vào lòng đất hoặc chảy vào các nguồn tiếp nhận khác.
Đối tượng cần phải lập hồ sơ đấu nối nước thải
Đối với những dự án xả thải gián tiếp thông qua hệ thống tiếp nhận nguồn thải chung sẽ dựa vào quy định của từng địa phương. Mỗi địa phương sẽ có những quy định riêng biệt về việc thay đổi, nâng cấp các đầu nối nước thải để đảm bảo quá trình từ nguồn thải đến nơi xử lý chất thải không phát sinh những vấn đề liên quan đến môi trường.
Các đối tượng cần phải lập hồ sơ đấu nối nước thải gồm:
- Nước thải từ hệ thống thoát nước đô thị, khu công nghiệp, khu dân cư nông thôn;
- Nước thải từ các nhà máy trong khu công nghiệp;
- Nước thải từ các hộ thoát nước khu dân cư nông thôn;
- Trường hợp nước thải xử lý gián tiếp, căn cứ vào khả năng tiếp nhận và mục đích sử dụng của nguồn tiếp nhận. Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy chuẩn kỹ thuật về nước thải xử lý gián tiếp xả vào nguồn tiếp nhận để áp dụng phù hợp với giải pháp xử lý nước thải có quy mô nhỏ, công nghệ đơn giản, đáp ứng được mức độ cần thiết làm sạch nước thải, thuận tiện trong quản lý, vận hành và bảo dưỡng hệ thống.
Mục đích của việc lập hồ sơ đấu nối thoát nước thải
Đối với các tổ chức cá nhân
- Nắm rõ được các thông tin cần thiết về thỏa thuận đấu nối thoát nước cũng như xác định được quy định của khu vực địa phương.
- Lập ra các kế hoạch xả thải hợp lý, tránh gây ô nhiễm môi trường.
- Nếu địa phương có những yêu cầu về việc trả phí, nâng cấp các hoạt động liên quan đến hệ thống thoát nước, các điểm đầu nối thoát nước thải thì bắt buộc doanh nghiệp phải thực hiện theo quy định.
- Có thể lựa chọn các công ty môi trường uy tín để lập hồ sơ, tránh những thủ tục phiền hà hoặc những thiếu sót trong quá trình thực hiện.
Đối với các cơ quan chức năng có thẩm quyền
Nắm rõ được tình hình hoạt động của doanh nghiệp, kiểm tra, đánh giá và đưa ra các quy định hợp lý, nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc thỏa thuận hoặc cấp phép hoạt động liên quan đến hệ thống thoát nước, các điểm đầu nối thoát nước thải.
Quy trình thực hiện hồ sơ đấu nối thoát nước thải
Bước 1: Các tổ chức, cá nhân có nhu cầu thỏa thuận đấu nối thoát nước nộp hồ sơ tại Công ty thoát nước và xử lý nước thải.
Bước 2: Công ty thoát nước và xử lý nước thải gửi văn bản đề nghị thỏa thuận đấu nối hoặc cấp phép thoát nước, kèm theo đơn đề nghị thỏa thuận đấu nối hoặc cấp phép thoát nước của tổ chức, cá nhân cho Sở xây dựng để kiểm tra (thời hạn xử lý là 03 ngày làm việc).
Bước 3: Sở xây dựng kiểm tra hồ sơ và thực tế hiện trường. Có văn bản thỏa thuận đấu nối, cấp phép đấu nối hoặc từ chối trong trường hợp không đảm bảo yêu cầu theo quy định (thời hạn xử lý 05 ngày làm việc).
Bước 4: Trả kết quả tại tổ tiếp nhận và trả kết quả – Sở xây dựng.
Lưu ý: Đối với trường hợp cấp phép đấu nối, sau khi có giấy phép đấu nối của Sở Xây dựng, Công ty thoát nước và xử lý nước thải liên hệ Sở giao thông vận tải để được cấp giấy phép thi công và trả kết quả cuối cùng (bao gồm cả 02 giấy phép) cho tổ chức, cá nhân (thời hạn xử lý 02 ngày làm việc).
Thành phần hồ sơ đấu nối thoát nước thải
Một thỏa thuận đấu nối thoát nước thải gồm có:
- Đơn xin phép đấu nối có xác nhận của UBND phường (theo mẫu quy định);
- Phương án thi công (04 bộ);
- Bản tiến độ thi công ghi rõ thời gian khởi công và hoàn thành (04 bộ);
- Hồ sơ thiết kế do đơn vị có chức năng thực hiện, bao gồm:
- Họa đồ vị trí lắp đặt cống nhánh thoát nước vào hệ thống thoát nước thành phố (được thỏa thuận với Công ty thoát nước đô thị).
- Bản vẽ chi tiết đấu nối cống nhánh (được thỏa thuận với Công ty thoát nước đô thị).
- Bản vẽ mặt cắt ngang tái lập mặt đường, vỉa hè.
- Hợp đồng tái lập mặt đường, vỉa hè ký kết với đơn vị quản lý thuê bao theo phân cấp.
- Đối với đơn vị sản xuất, kinh doanh và khu công nghiệp phải nộp phiếu kiểm tra chất lượng nước thải do cơ quan có chức năng cấp khi xin phép đấu nối cống thoát nước
Thời hạn hồ sơ đấu nối thoát nước thải được giải quyết
Thời hạn kể từ ngày nộp thỏa thuận đấu nối thoát nước thải đến khi được giải quyết như sau:
Trường hợp không có Báo cáo đánh giá tác động môi trường: 10 ngày làm việc. Trong đó:
- Công ty thoát nước và xử lý nước thải: 03 ngày làm việc.
- Sở xây dựng: 05 ngày làm việc.
- Sở giao thông vận tải: 02 ngày làm việc.
Trường hợp có Báo cáo đánh giá tác động môi trường: 15 ngày làm việc. Trong đó:
- Công ty thoát nước và xử lý nước thải: 08 ngày làm việc.
- Sở xây dựng: 05 ngày làm việc.
- Sở giao thông vận tải: 02 ngày làm việc.
Các cơ quan cấp phép và giám sát thực hiện hồ sơ
Các cơ quan chịu trách nhiệm cấp phép và giám sát quá trình thực hiện hồ sơ đấu nối thoát nước thải gồm có:
- Các khu quản lý giao thông đô thị cấp phép đấu nối cống nhánh vào hệ thống thoát nước thành phố.
- Việc đấu nối do đơn vị thi công có chức năng thực hiện. Trước khi thực hiện đấu nối cống nhánh vào hệ thống thoát nước thành phố cho khách hàng phải thông báo thời gian thi công đến khu quản lý giao thông đô thị (theo địa bàn) để giám sát công tác đấu nối.
- Trường hợp hệ thống thoát nước đã phân cấp cho quận, huyện thì nơi đây cấp phép đấu nối cống thoát nước theo quy định.
Căn cứ pháp lý về hồ sơ
Các căn cứ pháp lý về hồ sơ đấu nối thoát nước thải được quy định tại các văn bản pháp luật sau:
- Nghị định 88/2007/NĐ-CP ngày 28/05/2007 của Chính phủ về thoát nước đô thị và khu công nghiệp.
- Thông tư 09/2009/TT-BXD ngày 21/5/2009 của Bộ Xây dựng quy định chi tiết thực hiện một số nội dung của Nghị định 88/2007/NĐ-CP ngày 28/5/2007 của Chính phủ về thoát nước đô thị và khu công nghiệp.
- Nghị định số 64/2012/NĐ-CP ngày 04/9/2012 của Chính phủ về cấp giấy phép xây dựng.
- Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06/08/2014 về thoát nước và xử lý nước thải.
Dịch vụ hỗ trợ, tư vấn về hồ sơ
Thỏa thuận đấu nối thoát nước thải hiện nay vẫn còn rất nhiều những vấn đề phức tạp liên quan. Để giải quyết các vấn đề liên quan đến môi trường, hãy LIÊN HỆ với WeMe để được tư vấn. WeMe xin cam kết:
- Quý khách hàng sẽ được hỗ trợ từ các chuyên viên có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề 24/7.
- Luôn cập nhật những văn bản pháp luật mới nhất để nắm bắt kịp thời.
- Cung cấp những thông tin đáng tin cậy, đúng pháp luật.
- Các chi phí phát sinh sẽ được giảm đến mức tối thiểu để đảm bảo ngân sách khách hàng.
- Bên cạnh đó, Công ty chúng tôi còn có rất nhiều những sản phẩm, máy móc hiện đại để có thể xử lý các vấn đề về môi trường.
CÔNG TY CỔ PHẦN NĂNG LƯỢNG WEME
Trụ sở chính | : 124/1 Lý Thường Kiệt, Phường 7, Quận Gò Vấp, Tp. Hồ Chí Minh |
Điện thoại | : 0906.653.007 |
: wemecompany@gmail.com | |
Fanpage | : Môi Trường WeMe |
Chuyên viên tư vấn | : 0859.653.007 |