BỆNH VIỆN DƯỚI 100 GIƯỜNG SẼ LÀM ĐTM KHÔNG? KHI NÀO SẼ LÀM GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG?

Hình ảnh bệnh viện
  1. Đánh giá tác động môi trường là gì ? ĐTM bệnh viện

    ĐTM là gì?

     

Theo đó, căn cứ khoản 7 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020 có nêu:

Đánh giá tác động môi trường ( ĐTM ) là quá trình phân tích, đánh giá, nhận dạng, dự báo tác động đến môi trường của dự án đầu tư và đưa ra biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường.

Như vậy có thể hiểu ĐTM là quá trình phân tích, đánh giá, dự báo mọi sự ảnh hưởng đến môi trường từ các dự án đầu tư. Từ đó, chủ thể thực hiện ĐTM có trách nhiệm đề xuất các giải pháp thích hợp về bảo vệ môi trường, giảm thiểu tác động xấu đến môi trường.

  1. Những đối tượng nào phải thực hiện ĐTM ?

Căn cứ Điều 30 Luật Bảo vệ môi trường 2020 có quy định:

Đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường ĐTM bệnh viện

  1. Đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường bao gồm:
  2. a) Dự án đầu tư nhóm I quy định tại khoản 3 Điều 28 của Luật này;
  3. b) Dự án đầu tư nhóm II quy định tại các điểm c, d, đ và e khoản 4 Điều 28 của Luật này.
  4. Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này thuộc dự án đầu tư công khẩn cấp theo quy định của pháp luật về đầu tư công không phải thực hiện đánh giá tác động môi trường.

Đánh giá tác động môi trường có bắt buộc phải do chủ đầu tư thực hiện hay không?

Căn cứ Điều 31 Luật Bảo vệ môi trường 2020 có quy định:

Thực hiện đánh giá tác động môi trường ĐTM bệnh viện

  1. Đánh giá tác động môi trường do chủ dự án đầu tư tự thực hiện hoặc thông qua đơn vị tư vấn có đủ điều kiện thực hiện. Đánh giá tác động môi trường được thực hiện đồng thời với quá trình lập báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc tài liệu tương đương với báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án.
  2. Kết quả đánh giá tác động môi trường được thể hiện bằng báo cáo đánh giá tác động môi trường.
  3. Mỗi dự án đầu tư lập một báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Như vậy, pháp luật môi trường hiện nay cho phép chủ dự án đầu tư tự thực hiện đánh giá tác động môi trường. Hoặc có thể thông qua đơn vị tư vấn có đủ điều kiện thực hiện mà không cần tự mình thực hiện.

  1. Tại sao bệnh viện phải lập đánh giá tác động môi trường ?

    Hình ảnh bệnh viện

Giúp giảm tải bệnh viện, đáp ứng tốt hơn các nhu cầu khám và điều trị bệnh của người dân. Giúp ngăn ngừa các tác nhân gây ô nhiễm môi trường, nhất là rác thải bệnh viện. Giúp đánh giá tác động xung quanh có có ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của bệnh viện. Giúp ràng buộc trách nhiệm của bệnh viện đối với vấn đề bảo vệ môi trường xung quanh.

  1. Dự án đầu tư xây dựng cơ sở khám chữa bệnh từ 100 giường bệnh trở lên có phải lập ĐTM không ? ĐTM bệnh viện

Đối tượng lập ĐTM bệnh viện có quy định chi tiết trong Phụ lục 2 của Nghị định 40/2019/NĐ-CP. Cụ thể dự án có quy mô từ 100 giường bệnh trở lên sẽ phải lập báo cáo ĐTM.

Phụ lục II. DANH MỤC DỰ ÁN PHẢI LẬP BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG HOẶC DỰ ÁN, PHƯƠNG ÁN SẢN XUẤT, KINH DOANH, DỊCH VỤ PHẢI ĐĂNG KÝ KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Nhóm các dự án về xây dựng
STT Dự án Đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường Đối tượng thuộc cột 3 phải lập hồ sơ đề nghị kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường Đối tượng phải đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường
  8 Dự án đầu tư xây dựng cơ sở khám chữa bệnh và cơ sở y tế khác Từ 100 giường bệnh trở lên Tất cả (trừ trường hợp không có trạm, nhà máy xử lý nước thải) Từ 20 đến dưới 100 giường bệnh

 

  1. Khi nào lập Giấy phép môi trường ?  

    Khi nào sẽ làm giấy phép môi trường

Căn cứ khoản 2 điều 42 Luật BVMT 2020 và khoản 2, điều 29 Nghị định 08/2022/NĐ-CP thời điểm cấp GPMT được quy định như sau:

a) Đối với dự án đầu tư mới:

– Thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM): có giấy phép môi trường sau khi hoàn thành công trình xử lý chất thải và trước khi vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải.

– Không thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM): tự quyết định thời điểm lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường hoặc phải có giấy phép trước khi cơ quan có thẩm quyền ban hành các văn bản quy định tại các điểm a, b, c, d và g khoản 1 Điều 36 của Luật Bảo vệ môi trường 2020 hoặc phải có trước khi có giấy phép xây dựng.

b) Đối với dự án đã và đang hoạt động (trước ngày Luật mới có hiệu lực thi hành):

– Dự án đang vận hành thử nghiệm: tiếp tục vận hành thử nghiệm. Lập hồ sơ cấp giấy phép môi trường trước hoặc sau khi kết thúc vận hành thử nghiệm. Chủ dự án không cần vận hành thử nghiệm lại nhưng kết quả vận hành thử nghiệm phải được báo cáo, đánh giá theo quy định tại Điều 46 của Luật bảo vệ môi trường 2020. Trong trường hợp dự án lựa chọn tiếp tục vận hành thử nghiệm, thì chủ dự án phải đảm bảo có giấy phép môi trường chậm nhất là 45 ngày đổi với giấy phép môi trường cấp Bộ, 30 ngày đối với giấy phép môi trường cấp tỉnh, huyện trước khi kết thúc vận hành, có thể xin phép gia hạn vận hành thử nghiệm nếu không đảm bảo thời điểm nộp hồ sơ giấy phép môi trường

– Dự án đã đi vào vận hành chính thức: phải có giấy phép môi trường trong thời hạn 36 tháng kể từ ngày Luật Bảo vệ môi trường 2020 có hiệu lực thi hành nhưng chậm nhất là trước 45 ngày đối với giấy phép môi trường cấp Bộ và trước 30 ngày đối với giấy phép môi trường cấp tỉnh, huyện; trừ trường hợp đã có giấy phép môi trường thành phần và còn hạn. Giấy phép môi trường thành phần được tiếp tục sử dụng như giấy phép môi trường đến hết thời hạn của giấy phép môi trường thành phần hoặc được tiếp tục sử dụng trong thời hạn 05 năm kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành trong trường hợp giấy phép môi trường thành phần không xác định thời hạn.

  1. Dịch vụ làm Giấy phép môi trường tại WeMe

Giới thiệu năng lực ĐTM bệnh viện

Công ty Cổ phần Năng Lượng WeMe tự hào nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn thực hiện ĐTM và các loại Hồ sơ môi trường khác, cùng với kinh nghiệm tư vấn thực hiện cho nhiều dự án với quy mô, loại hình hoạt động khác nhau sẽ là người bạn đáng tin cậy đồng hành cùng dự án của quý khách hàng.
WeMe xin cam kết:

  • Thực hiện đúng quy trình, tiến độ, theo sát và hỗ trợ doanh nghiệp tốt nhất có thể;
  • Chất lượng kết quả hoàn thành đúng theo quy định của pháp luật.

Khi đến với WeMe, quý khách hàng sẽ được:

  • Làm việc cùng đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, nhiều năm kinh nghiệm trong nghề;
  • Sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ 24/7 về các vấn đề, thắc mắc liên quan của quý khách hàng.

Ưu thế của chúng tôi

Chúng tôi có chi nhánh trải dài toàn quốc: Hà Nội, Quảng Bình, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh. Cùng với đội ngũ chuyên gia nhiều năm kinh nghiệm trong ngành sẵn sàng phục vụ quý doanh nghiệp ở bất kỳ địa phương nào trên cả nước với tốc độ và chất lượng tốt nhất.
Ngoài ra, chúng tôi còn cung cấp các sản phẩm khác phục vụ cho vấn đề môi trường của doanh nghiệp:

Công ty Cổ phần Năng Lượng WeMe

Chúng tôi sẵn sàng phục vụ tư vấn và thực hiện trọn gói, hỗ trợ doanh nghiệp tất cả vấn đề liên quan đến môi trường và Luật Môi Trường nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho quý doanh nghiệp khi tiến hành đầu tư và trong suốt quá trình hoạt động của dự án.

Quý khách hàng nếu có bất kỳ thắc mắc nào về thủ tục thực hiện báo cáo ĐTM, vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn, giải đáp chi tiết nhất. Được đồng hành cùng quý khách hàng chính là niềm tự hào của WeMe chúng tôi. 

CÔNG TY CỔ PHẦN NĂNG LƯỢNG WEME

Trụ sở chính : 124/1 Lý Thường Kiệt, Phường 7, Quận Gò Vấp, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại : 0906.653.007
Email : wemecompany@gmail.com
Fanpage : Môi Trường WeMe
Chuyên viên tư vấn : 0846.953.007
0906653007