Giới thiệu công nghệ SBR
Khái niệm
Công nghệ SBR (Sequencing Batch Reactor): Bể phản ứng theo mẻ là dạng công trình xử lý nước thải dựa trên phương pháp bùn hoạt tính, nhưng 2 giai đoạn sục khí và lắng diễn ra gián đoạn trong cùng một kết cấu. Công nghệ này dùng để xử lý nước thải chứa chất hữu cơ và nitơ cao. Hệ thống hoạt động liên tục bao gồm quá trình bơm nước thải – phản ứng – lắng – hút nước thải ra. Trong đó, quá trình phản ứng hay còn gọi là quá trình tạo hạt (bùn hạt hiếu khí), quá trình này phụ thuộc vào khả năng cấp khí, đặc điểm chất nền trong nước thải đầu vào.
Cấu tạo chính của bể SBR
Bể SBR có cấu tạo gồm:
- Cụm bể Selector
- Cụm bể C – tech
Nước được đưa vào cụm bể Selector trước. Tại đây, hệ thống sục khí hoạt động phân bố oxy đều khắp bể chứa, giúp đẩy nhanh quá trình xử lý hiếu khí. Sau đó, nước được bơm sang cụm bể C – tech. Trong hệ thống, lượng oxy cung cấp vào bể đều được kiểm soát. Việc này giúp quá trình oxy hóa, nitrat hóa, khử nitơ,… được diễn ra hiệu quả và triệt để hơn.
Một số đặc điểm cấu tạo khác của công nghệ SBR
Một số thiết bị phụ trợ khác của công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt SBR như:
- Bộ cảm biến cấp độ (level sensor): cung cấp thông tin hiển thị mực nước trong bể. Khi mực nước trong bể thấp: (tại mức min) thì kích hoạt van xả của bể đóng lại. Khi mực nước trong bể đạt mức cao: (tại mức max) thì kích hoạt van mở nước của bể đóng lại;
- Van xả nước vào bể: các van sẽ mở khi bắt đầu làm việc, đóng khi mực nước trong bể đầy;
- Van xả nước ra khỏi bể: các van này mở sau khi bể bắt đầu hoạt động 195 phút. Sau khi mở 30 phút thì đóng lại hoặc khi cảm biến mức báo nước trong bể đạt mức cạn;
- Thiết bị kiểm soát DO (khoảng đo 0 – 20 mg/l): cung cấp tín hiệu định lượng nồng độ oxy trong bể để hiển thị ở màn hình tự điều chỉnh;
- Bơm hút bùn : bơm chìm bơm bùn từ bể về bể chứa;
- Bộ điều khiển decanter: nhận tín hiệu điều khiển của van xả nước SBR, khoảng thời gian để thu và tháo nước sau quá trình lắng của bể SBR;
- Thiết bị thu nước decanter: thường được thiết kế nổi, thu nước sau khi xử lý;
- Van thông khí: điều chỉnh đóng mở đường ống dẫn từ máy thổi khí vào bể SBR;
- Hệ thống sục khí;
- Máy thổi khí: cung cấp khí cho bể SBR.
Nguyên lý làm việc của công nghệ SBR
Công nghệ SBR là một cấu tạo khác của hệ thống bùn hoạt tính thông thường. Quá trình xử lý bao gồm 5 giai đoạn: làm đầy, phản ứng, lắng, rút nước và nghỉ.
- Giai đoạn 1 – Làm đầy (Filling): đưa nước vào bể có thể vận hành ở 3 chế độ: làm đầy tĩnh, làm đầy khuấy trộn, làm đầy sục khí hóa và phân hủy chất hữu cơ. Trong giai đoạn này cần tiến hành thí nghiệm để kiểm soát các thông số đầu vào như: DO, BOD, COD, N, P, cường độ sục khí, nhiệt độ, pH,… để có thể tạo bông bùn hoạt tính hiệu quả cho quá trình lắng sau này.
- Giai đoạn 2 – Phản ứng (Reaction): sục khí để tiến hành quá trình nitrit hóa, nitrat.
- Giai đoạn 3 – Lắng (Settling): các thiết bị sục khí ngừng hoạt động, quá trình lắng diễn ra trong môi trường tĩnh hoàn toàn, thời gian lắng thường nhỏ hơn 2 giờ.
- Giai đoạn 4 – Rút nước (Discharge): nước đã lắng sẽ được hệ thống thu nước tháo ra đến giai đoạn khử tiếp theo, đồng thời trong quá trình này bùn lắng cũng được tháo ra.
- Ngoài 4 giai đoạn trên, còn có thêm pha chờ – là thời gian chờ nạp mẻ tiếp theo (pha này có thể bỏ qua).
Công nghệ xử lý nước thải SBR linh hoạt hơn nhiều so với các quy trình bùn hoạt tính thông thường. Tùy theo loại nước thải và nồng độ các chất cần xử lý mà ta có thể điều chỉnh thời gian phản ứng phù hợp. Bể SBR xử lý nước thải được xây dựng bằng bê tông hoặc sắt (nếu hệ thống nhỏ), bê tông cốt thép. Bể thường có dạng hình chữ nhật, hình tròn, hình vuông.
Vận hành và bảo trì công nghệ SBR
Các thiết bị cơ khí: bơm, máy sục khí, máy trộn,.. được bảo trì và kiểm soát liên tục. Việc kiểm soát oxy và bùn là rất cần thiết. Do vậy, cần kiểm tra nồng độ bùn và nồng độ oxy trong bể sục khí, các thiết bị kỹ thuật nên được kiểm tra bảo dưỡng định kỳ. Nước thải cũng phải được giám sát và kiểm soát liên tục để đảm bảo các điều kiện tối ưu cho các vi sinh vật phát triển, đáp ứng chất lượng nước thải đầu ra đạt yêu cầu.
Ưu điểm, nhược điểm của công nghệ SBR
Ưu điểm
- Ít tốn diện tích xây dựng;
- Không cần xây dựng bể lắng 1, lắng 2, aerotank hay thậm chí là bể điều hòa;
- Chế độ hoạt động có thể thay đổi theo nước đầu vào nên rất linh động;
- Giảm được chi phí do giảm thiểu nhiều loại thiết bị so với quy trình cổ điển;
- Hiệu quả xử lý chất ô nhiễm cao;
- Dễ dàng bảo trì bảo dưỡng thiết bị;
- Hệ thống có thể điều khiển tự động;
- Có thể hoạt động đồng thời quá trình nitat hóa và khử nitrat bằng cách thay đổi cường độ sục khí;
- Hệ thống dễ dàng được điều chỉnh cho các biến đổi theo mùa.
Nhược điểm
- Kiểm soát quá trình rất khó, đòi hỏi hệ thống quan trắc các chỉ tiêu tinh vi, hiện đại;
- Do có nhiều phương tiện điều khiển hiện đại nên việc bảo trì bảo dưỡng trở nên khó khăn;
- Có khả năng nước đầu ra ở giai đoạn xả ra cuốn theo các bùn khó lắng, váng nổi;
- Do đặc điểm là không rút bùn ra nên hệ thống thổi khí dễ bị nghẹt bùn;
- Nếu các công trình phía sau chịu sốc tải thấp thì phải có bể điều hòa phụ trợ.
WeMe – Đơn vị chuyên tư vấn, lắp đặt hệ thống xử lý nước thải
Như vậy, SBR là một trong những công nghệ xử lý hiếu khí phổ biến. Công nghệ SBR của WeMe sẽ đáp ứng hầu hết các nhu cầu của khách hàng trong việc xử lý các loại nước thải khác nhau như nước thải sinh hoạt đô thị, nước thải của các xí nghiệp (sản xuất hóa chất, dệt nhuộm, giấy, mỹ phẩm, chế biến thực phẩm,…) có quy mô vừa và nhỏ. Quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc nào cần tư vấn, vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp chi tiết nhất. Được đồng hành cùng quý khách hàng chính là niềm tự hào cho WeMe chúng tôi.
CÔNG TY CỔ PHẦN NĂNG LƯỢNG WEME
Trụ sở chính | : 124/1 Lý Thường Kiệt, Phường 7, Quận Gò Vấp, Tp. Hồ Chí Minh |
Điện thoại | : 0906.653.007 |
: wemecompany@gmail.com | |
Fanpage | : Môi Trường WeMe |
Miền Bắc (Chuyên viên tư vấn) | : 0845.653.007 |
Miền Trung (Chuyên viên tư vấn) | : 0847.653.007 |
Miền Nam (Chuyên viên tư vấn) | : 0824.653.007 |