ĐTM – Hồ sơ đánh giá tác động môi trường
- Khái niệm báo cáo đánh giá tác động môi trường
- Các nội dung chính có trong báo cáo đánh giá tác động môi trường
- Đối tượng phải thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường
- Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường và xin phê duyệt của cơ quan chức năng có thẩm quyền
- Chi phí thực hiện báo cáo và xin phê duyệt
- Hiệu lực của báo cáo đánh giá tác động môi trường
- Lợi ích đạt được và các vấn đề doanh nghiệp phải đối mặt khi không thực hiện ĐTM
- WeMe – Đơn vị chuyên tư vấn lập hồ sơ môi trường
Khái niệm báo cáo đánh giá tác động môi trường
Báo cáo đánh giá tác động môi trường (viết tắt là ĐTM) là quá trình phân tích, đánh giá, dự báo ảnh hưởng đến môi trường của các dự án quy hoạch, phát triển kinh tế – xã hội của các cơ sở sản xuất, kinh doanh; công trình kinh tế, khoa học kỹ thuật, y tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng và các công trình khác. Từ đó đề xuất các giải pháp thích hợp để bảo vệ môi trường cũng như lợi ích lâu dài của doanh nghiệp. Đây là một trong những loại hồ sơ môi trường mà các doanh nghiệp cần thực hiện trước khi đầu tư xây dựng dự án, được quy định cụ thể theo Luật môi trường Việt Nam.
Các nội dung chính có trong báo cáo đánh giá tác động môi trường
Nội dung chính của báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) được quy định tại Điều 22 Luật bảo vệ môi trường 2014 như sau:
- Xuất xứ của dự án, chủ dự án, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự án; phương pháp đánh giá tác động môi trường.
- Đánh giá việc lựa chọn công nghệ, hạng mục công trình và các hoạt động của dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường.
- Đánh giá hiện trạng môi trường tự nhiên, kinh tế – xã hội nơi thực hiện dự án, vùng lân cận và thuyết minh sự phù hợp của địa điểm lựa chọn thực hiện dự án.
- Đánh giá, dự báo các nguồn thải và tác động của dự án đến môi trường và sức khỏe cộng đồng.
- Đánh giá, dự báo, xác định biện pháp quản lý rủi ro của dự án đến môi trường và sức khỏe cộng đồng.
- Biện pháp xử lý chất thải.
- Các biện pháp giảm thiểu tác động đến môi trường và sức khỏe cộng đồng.
- Kết quả tham vấn.
- Chương trình quản lý và giám sát môi trường.
- Dự toán kinh phí xây dựng công trình bảo vệ môi trường và thực hiện các biện pháp giảm thiểu tác động môi trường.
- Phương án tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường.
Đối tượng phải thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường
Khi thực hiện hồ sơ môi trường, có 03 trường hợp mà các doanh nghiệp sẽ gặp phải gặp như sau:
- Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường;
- Lập kế hoạch bảo vệ môi trường;
- Không cần thực hiện các hồ sơ nêu trên.
Để xác định chính xác dự án cần lập loại hồ sơ nào, phải căn cứ vào các yếu tố chính sau:
- Loại hình hoạt động;
- Sản phẩm sản xuất;
- Quy mô, diện tích, công suất hoạt động;
- Địa điểm xây dựng của dự án.
Quý doanh nghiệp muốn biết dự án của mình thuộc nhóm phải thực hiện thủ tục môi trường nào, hãy kiểm tra tại phụ lục II Nghị định 40/2019 NĐ-CP hoặc liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cụ thể.
Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường và xin phê duyệt của cơ quan chức năng có thẩm quyền
Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường
Gồm có 2 bước chính:
- Thu thập thông tin, mẫu, số liệu liên quan: được quy định cụ thể và tùy vào đặc điểm của dự án, loại và lượng chất thải sẽ phát sinh;
- Tổng hợp, lập các báo cáo liên quan: báo cáo đánh giá tác động môi trường, báo cáo nghiên cứu khả thi, báo cáo dự án đầu tư hoặc tài liệu tương đương khác.
Xin phê duyệt của cơ quan chức năng có thẩm quyền
Tùy vào các yếu tố như quy mô, loại hình, địa điểm,… mà cơ quan thẩm định có thể là Bộ/sở tài nguyên môi trường.
Thành phần hồ sơ xin phê duyệt gồm có:
- 01 văn bản đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường;
- 01 bản báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc báo cáo kinh tế – kỹ thuật của dự án đầu tư hoặc các tài liệu tương đương;
- Bản chính của báo cáo ĐTM.
Chi phí thực hiện báo cáo và xin phê duyệt
Chi phí thực hiện lập và xin phê duyệt ĐTM sẽ khác nhau đối với từng đặc điểm cụ thể của dự án. Nhìn chung sẽ có các khoản chi phí như sau:
STT | Nội dung các khoản chi phí |
1 | Chi phí nhân công đi thực tế thu thập các thông tin liên quan đến dự án |
2 | Chi phí phân tích mẫu |
3 | Chi phí lập báo cáo |
4 | Lập báo cáo tổng hợp các chuyên đề |
5 | Lệ phí thẩm định hồ sơ |
6 | Chi phí in ấn hồ sơ |
7 | Chi phí dẫn đoàn đi kiểm tra |
8 | Thuế VAT 10% |
Hiệu lực của báo cáo đánh giá tác động môi trường
Chủ dự án phải lập lại ĐTM trong các trường hợp sau:
- Không triển khai dự án trong thời gian 24 tháng kể từ thời điểm quyết định phê duyệt báo cáo;
- Thay đổi địa điểm thực hiện dự án so với phương án ban đầu trong báo cáo đã được phê duyệt;
- Tăng quy mô, công suất, thay đổi công nghệ làm tăng tác động xấu đến môi trường so với phương án trong báo cáo đã được phê duyệt.
Lợi ích đạt được và các vấn đề doanh nghiệp phải đối mặt khi không thực hiện ĐTM
Lợi ích mang lại cho doanh nghiệp
Việc lập ĐTM đem lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, cụ thể như sau:
- Chấp hành đúng quy định theo Luật môi trường Việt Nam.
- Là công cụ cho việc xem xét thấu đáo các vấn đề môi trường và các yếu tố kinh tế của dự án nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững.
- Là căn cứ để chủ dự án lựa chọn phương án đầu tư; bao gồm vị trí, quy mô, công nghệ, nguyên vật liệu, sản phẩm… một cách phù hợp, kinh tế và khả thi nhất; tạo ra sự nhất quán, phù hợp đồng thời tiết kiệm tiền của và thời gian cho chủ dự án.
- Chủ động phòng tránh và giảm thiểu một cách hiệu quả nhất các tác động xấu của dự án đến môi trường.
- Cung cấp thông tin chuẩn xác, tin cậy về những vấn đề môi trường của dự án cho cơ quan thẩm quyền trong việc xem xét ra quyết định đầu tư dự án.
- Tránh được những xung đột với cộng đồng dân cư trong quá trình thực hiện dự án.
- Đây cũng là cơ sở giúp chủ dự án có cái nhìn tổng quát về dự án, hiểu hơn về luật.
Các vấn đề doanh nghiệp phải đối mặt khi không thực hiện hồ sơ
Vấn đề xử phạt hành chính
Điều 11 Nghị định 155/2016/NĐ-CP quy định về việc xử phạt các trường hợp không lập báo cáo đánh giá tác động môi trường như sau:
- Đối với những dự án thuộc phê duyệt của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ và cơ quan ngang Bộ (trừ Bộ Tài nguyên và Môi trường): phạt từ 150 – 200 triệu đồng.
- Đối với những dự án thuộc phê duyệt của Bộ Tài nguyên và Môi trường: phạt từ 200 – 250 triệu đồng.
Thiệt hại của doanh nghiệp
Không có căn cứ để nhất quán việc đầu tư, xây dựng hạ tầng sản xuất và các biện pháp bảo vệ môi trường. Điều này dẫn đến việc không phù hợp/gây lãng phí tiền và thời gian.
WeMe – Đơn vị chuyên tư vấn lập hồ sơ môi trường
Công ty Cổ phần Năng Lượng WeMe tự hào nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn thực hiện ĐTM và các loại hồ sơ môi trường khác. Chúng tôi sẽ là người bạn đồng hành đáng tin cậy cho dự án của bạn.
Cam kết của WeMe:
- Sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ 24/7 về các vấn đề, thắc mắc của quý khách hàng;
- Thực hiện đúng quy trình, tiến độ, theo sát và hỗ trợ doanh nghiệp một cách tốt nhất;
- Đảm bảo thực hiện đúng theo các quy định của pháp luật.
Nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc nào, hãy để lại thông tin liên hệ TẠI ĐÂY. WeMe sẽ liên hệ để tư vấn và giải đáp các câu hỏi một cách nhanh nhất. Được đồng hành cùng quý khách hàng chính là niềm vinh hạnh cho WeMe chúng tôi.
Trụ sở chính | : 124/1 Lý Thường Kiệt, Phường 7, Quận Gò Vấp, Tp. Hồ Chí Minh |
Điện thoại | : 0906.653.007 |
: wemecompany@gmail.com | |
Fanpage | : Môi Trường WeMe |
Chuyên viên tư vấn | : 0906.653.007 |